Chủ tịch FPT tiết lộ bí quyết "đánh" thắng các thị trường nước ngoài

Ngày 11/1, FPT tổ chức buổi họp báo công bố đạt 1 tỷ USD từ dịch vụ CNTT doanh thu từ thị trường nước ngoài, đồng thời công bố mục tiêu dài hạn của chiến lược toàn cầu hóa là “bước lên đẳng cấp cao hơn trong nhóm dịch vụ CNTT tỷ USD”, đạt 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài vào năm 2030.

Tại buổi họp báo, Chủ tịch tập đoàn FPT đã chia sẻ hành trình dài 25 năm “bỏ ra 1 triệu USD, thu về 1 tỷ USD”, kể từ 1998.From: web game casino

“Thất bại, thất bại và thất bại”

“Với chúng tôi, 1 tỷ USD không phải là con số mà là cuộc đời của chúng tôi, cả thời thanh niên, những ngày đẹp nhất, sôi nổi nhất đời tôi. Đây còn từng là ước mơ, và đã thành hiện thực. Hơn nữa còn là hy vọng rất lớn mà chính chúng tôi không nghĩ đến ngay từ những ngày đầu.

Hôm nay, chúng tôi – những người trong cuộc muốn chia sẻ với các bạn những thời khắc, cảm xúc, câu chuyện đã xảy ra, để mọi người hiểu đây không phải một con số”, ông Trương Gia Bình chia sẻ.

Năm 1998, FPT bắt đầu chiến lược toàn cầu hóa, cung cấp dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài với khát vọng: đem công nghệ, trí tuệ Việt Nam ra thế giới.

“Năm 1998 chúng tôi bắt đầu nghĩ đến việc phải làm sao để có “căn cứ địa” phát triển công nghệ đất nước – Đó chính là ước mơ Hòa Lạc. Chúng tôi không rõ rồi Hòa Lạc hình dáng như thế nào? Nhưng một đất nước đi lên phải có một khu dành cho CNTT. Chúng tôi dành nhiều thời gian đi tìm mảnh đất cho khoa học công nghệ.

Khi nói về KCNC thì nảy sinh ý nghĩ: làm gì ở đây. Ấn Độ cho chúng tôi bài học. Chúng tôi nghĩ người Ấn làm được thì Việt Nam làm được vì nghiên cứu rất kỹ Ấn Độ làm như thế nào? Trung Quốc cũng học tập Ấn Độ và triển khai. Tuy vậy, nhìn người ta làm được nhưng mình không biết làm.

“Chúng tôi đã thất bại, thất bại và thất bại. Chúng tôi tiêu hết 1 triệu USD và thất bại”, ông Bình nói.

“Thất bại” ông Bình nhắc đi nhắc lại chính là việc FPT đã mò mẫm tự tìm đường ra nước ngoài bằng các mô hình và quy trình chuẩn “công nghiệp” như ISO hay CMM, mở văn phòng ở Bangalore (Ấn Độ – 1999), rồi ở Thung lũng Silicon Valley (Mỹ – 2000). Các khoản đầu tư này tiêu tốn 1 triệu USD. Đây là khoản vốn vay của tập đoàn.

Khách hàng đầu tiên FPT có được chỉ mang về doanh số theo đơn vị “nghìn đô”. Thậm chí khi đạt được quy mô 1 triệu USD doanh thu, công ty vẫn đứng trước lằn ranh sinh tử – có tiếp tục theo đuổi giấc mơ xuất khẩu phần mềm hay không?

FPT chỉ thực sự cất cánh khi chinh phục thành công được một trong những thị trường khó tính nhất là Nhật Bản từ năm 2005, và

“Nếu như trước đây, FPT luôn phải chủ động đi tìm đối tác, khách hàng thì nay rất nhiều khách hàng, đối tác lớn lại chủ động tìm đến Việt Nam và FPTFrom: web game casino. Đã đến lúc thế giới cần Việt Nam. Việt Nam đang trở thành điểm đến mới của thế giới, đã vươn lên số 2 thế giới về phần mềm, chỉ sau Ấn Độ”, ông Bình nói.

Cuối cùng, ông Bình chia sẻ bí quyết để làm phần mềm thành công ở các thị trường nước ngoài: “Muốn làm phần mềm thành công phải nói tiếng bản địa”.

Từ nhóm 17 nhân sự ban đầu, quy mô nhân sự trong lĩnh vực dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của FPT ngày nay đã cán mốc 30.000 người thuộc 70 quốc tịch.

Từ Việt Nam, FPT đã vươn ra toàn cầu với sự hiện diện tại 30 quốc gia, bao gồm những thị trường phát triển nhất như Mỹ, Nhật Bản, Singapore, châu Âu. Từ không khách hàng, FPT đã trở thành đối tác tin cậy của gần 100 công ty thuộc Top 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới (Fortune Global 500).

Nói về hành trình 1 tỷ USD, Tổng giám đốc FPT Software Phạm Minh Tuấn cho biết con số này tuy rất lớn, song không nhiều cảm xúc, hồi hộp bằng thời điểm công ty cán mốc 1 triệu USD đầu tiên, tiếp đó là các mốc 10 triệu đô la, 100 triệu đô la và khi đạt 500 triệu USD thì lãnh đạo FPT đã đánh giá mốc 1 tỷ USD có thể đạt trong tầm tay.

“Nhưng chúng tôi không dừng ở đây, ước nguyện là mang trí tuệ VN ra nước ngoài”, ông Tuấn nói.

Ước mơ 1 triệu nhân sự chuyển đổi số, đem về nhiều tỷ USD

Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc FPT cho biết: “FPT đang hướng đến ước mơ có một triệu nhân sự chuyển đổi số. Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn là AI, Chip bán dẫn, công nghệ ô tô… để hướng tới có những tỷ USD tiếp theo trong một ngành, một thị trường, một hợp đồng duy nhất”.

Theo ông Khoa, FPT tập trung nghiên cứu những công nghệ mới nhất và dịch chuyển mạnh mẽ sang những công đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị công nghệ. Doanh thu từ dịch vụ chuyển đổi số chiếm gần 50% tổng doanh thu từ dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài. Trong đó, tập trung vào các công nghệ mới như Cloud – chiếm 40% doanh thu dịch vụ chuyển đổi số, các công nghệ khác như AI, phân tích dữ liệu chiếm 12%; RPA & Lowcode chiếm 10%…

Năng lực trong những mảng công nghệ mới cũng là “vũ khí” để FPT cạnh tranh với các công ty cùng ngành đến từ Ấn Độ, Trung Quốc để có được những hợp đồng, khách hàng quy mô doanh số trăm triệu USD, cũng như đóng vai trò thầu chính trong các dự án lớn.